Khi nào có thể đi cắt chỉ nâng mũi? Cắt như thế? Có đau không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên với độc giả một cách chi tiết nhất.

Nâng mũi sau bao lâu có thể cắt chỉ?
Nâng mũi bao lâu thì cắt chỉ?
Nâng mũi có nhiều phương pháp khác nhau, do đó tùy vào kỹ thuật bạn lựa chọn sẽ có thời gian cắt chỉ riêng. Bạn nên đi tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra và tái khám đúng thời điểm.
Nâng mũi cấu trúc
Kỹ thuật này được biết đến là cách thức chỉnh mũi phức tạp nhất. Lý do là bởi toàn bộ phần sống mũi, cánh mũi cho đến sụn… đều được cải thiện từ sâu bên trong nên sẽ mất rất nhiều thời gian để ổn định.
Vì thế, bạn sẽ được hẹn lịch cắt chỉ vào khoảng 10-12 ngày sau phẫu để tiếp tục giai đoạn chăm sóc và hồi phục của mình.
Nâng mũi bọc sụn
Chỉnh hình mũi bọc sụn có kỹ thuật đơn giản, không tác động nhiều đến mũi. Nhờ vậy, thời gian hồi phục sẽ được rút ngắn, bạn có thể cắt chỉ khâu sau khoảng 7- 10 ngày.
Nâng mũi bán cấu trúc
Bởi vì đây là phương pháp nâng mũi truyền thống, nên các thao tác không quá phức tạp và ít có sự can thiệp “dao kéo”.
Do đó, 4-6 ngày là khoảng thời gian lý tưởng để vết khâu đi vào trạng thái tốt nhất và có thể loại bỏ chỉ.

Tùy từng phương pháp sẽ có thời gian cắt chỉ khác nhau sau nâng mũi
Ngoài việc xét đến khía cạnh công nghệ, các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn phải chú ý trong chế độ chăm sóc để có thể cắt chỉ sớm, nhanh chóng sở hữu dáng mũi như ý nguyện.
Cắt chỉ sau nâng mũi có đau không?
Cắt chỉ mũi chỉ là thao tác đơn giản. Trước khi cắt, bác sĩ sẽ ủ tê, sau đó cắt chỉ. Thao tác đơn giản, nhanh chóng, chỉ từ 15-20 phút nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn, khó chịu.
Một số lưu ý khi đi cắt chỉ sau phẫu thuật nâng mũi
- Đi cắt chỉ đúng lịch hẹn của bác sĩ
- Cắt chỉ ở nơi đã phẫu thuật làm mũi
- Tuân thủ đúng và đủ các nguyên tắc chăm sóc, kiêng cữ sau phẫu thuật để vết mổ mau lành và không gặp biến chứng

Hình ảnh trước và sau khi nâng mũi của khách hàng
Quy trình cắt chỉ sau phẫu thuật
Bước 1: Kiểm tra vết khâu
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đến một vài yếu tố như: độ dài đường chỉ, màu sắc vùng da lân cận và tình trạng vết thương… để đưa ra quyết định và có sự chuẩn bị thích hợp.
Mũi bạn được cắt chỉ trong trường hợp vết thương đã hình thành mô sẹo, lên da non và có màu hồng nhẹ.
Nếu vẫn còn dịch lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt, da bầm tím hoặc bóng đỏ thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại cắt chỉ sau khoảng 3-5 ngày tiếp theo.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ
Các đồ dùng chuyên dụng cần được đảm bảo đầy đủ và phù hợp với đặc điểm chỉ khâu. Đồng thời, chúng phải luôn trong trạng thái khử khuẩn sạch sẽ trước khi thực hiện để không gây hại cho da.
Bước 3: Tiến hành cắt chỉ
Trước tiên, miệng vết thương sẽ được diệt trùng bằng bông gòn thấm dung dịch muối/chất sát khuẩn nhẹ.
Tiếp đến, bác sĩ đặt gạc ở gần đường chỉ khâu để làm tấm đệm và cắt lần lượt từng mối chỉ. Sau đó, nhẹ nhàng gắp từng mảnh ra ngoài để tránh làm chỉ bị tuột dưới da.
Bước 4: Xử lý sau khi cắt
Cuối cùng, sát trùng vết khâu lại một lần nữa, đặc biệt cần làm sạch vùng da 2 bên cánh mũi trong phạm vi 3- 5cm xung quanh.
Toàn bộ dụng cụ y tế dùng 1 lần và các thiết bị khác đều được xử lý đúng cách để giữ vệ sinh môi trường và đảm bảo sạch sẽ.
Cách chăm sóc mũi sau khi cắt chỉ
Vệ sinh vùng mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý
Chườm lạnh mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút
Hạn chế vận động mạnh
Uống đủ nước, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, rau xanh,…
Kiêng những thực phẩm gây hại cho vết mổ: rau muống, hải sản, gia cầm,…
Tái khám theo chỉ định của bác sĩ